Bên cạnh vấn đề chất lượng nước, dòng chảy cũng là thứ khiến các VĐV lo lắng khi thi đấu trên dòng sông Seine.
Người dân ở thủ đô Paris đã sống dọc theo sông Seine hơn 3.000 năm và trong phần lớn thời gian đó, họ đã vứt rác, chất thải con người và bất cứ thứ gì họ muốn loại bỏ vào dòng sông này. Thậm chí, tro cốt của vị thánh Jeanne d'Arc cũng được cho là đã bị đổ vào sông sau khi bà bị thiêu sống vào năm 1431. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi dòng sông, cắt ngang trung tâm Paris, không còn trong lành.
Những lo ngại về chất lượng nước sông khiến cuộc thi ba môn phối hợp nam bị hoãn lại một ngày, đã được giải quyết. Tuy nhiên, có một mối lo mới trước cuộc thi tiếp sức ba môn phối hợp diễn ra vào ngày 5/8 và các sự kiện bơi marathon. Đó là dòng chảy.
"Tôi đã nhiều lần sợ hãi vì dòng chảy đã cuốn chúng tôi đi rất nhiều. Thật không dễ để bơi trong sông Seine", VĐV Cassandre Beaugrand của Pháp, người chiến thắng cuộc thi ba môn phối hợp nữ, nói về dòng chảy, gần như mạnh gấp ba lần bình thường.
Trong cuộc thi ba môn phối hợp, các vận động viên chỉ bơi một dặm (1,6km) trên sông. Các vận động viên bơi marathon sẽ bơi gấp sáu lần như vậy, làm cho cả dòng chảy và mức độ vi khuẩn trong nước trở thành yếu tố đáng lo ngại hơn.
Dĩ nhiên, Thế vận hội đã từng gặp phải tình huống này trước đây. Tám năm trước ở Rio de Janeiro, các sự kiện bơi lội ngoài trời đã được tổ chức ở Copacabana, gần nơi một thi thể không nguyên vẹn trôi dạt vào bờ năm tuần trước đó.
Với hàng tấn rác và nước thải thô từ các khu nghèo của thành phố chảy trực tiếp vào vịnh, các vùng nước được cho là nguy hiểm hơn bãi biển ở Hoa Kỳ tới 1,7 triệu lần.
Tại Paris, sông Seine đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của thành phố trong nhiều thế kỷ. Monet, Renoir, Seurat và các họa sĩ ấn tượng và hậu ấn tượng khác của thế kỷ 19 đều vẽ cảnh sinh hoạt dọc theo dòng sông, mặc dù việc bơi lội trong sông Seine đã bị cấm cách đây một thế kỷ. Vào những năm 1960, dòng sông nổi tiếng này bị tuyên bố là đã chết về mặt sinh học.
Vì vậy, sau khi được giành quyền đăng cai Thế vận hội mùa hè vào năm 2017, chính quyền thành phố Paris đã chi 1,5 tỷ USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng cũ kỹ về nước mưa và nước thải với hy vọng làm cho dòng sông an toàn trở lại. Để chứng minh hiệu quả trong nỗ lực làm sạch sông Seine, thị trưởng thành phố Anne Hidalgo đã nhảy xuống sông tắm chỉ chín ngày trước lễ khai mạc.
Sau đó, những trận mưa hè không đúng mùa đã đổ xuống Paris và phá hủy phần lớn công sức đó.Giống như ở nhiều thành phố châu Âu, hệ thống cống ở thủ đô Pháp thu cả nước mưa và nước thải, sau đó chuyển qua các nhà máy xử lý.
Mưa lớn có thể làm quá tải hệ thống đó, và khi đó, nước thải không còn nơi nào để đi ngoài trừ dòng sông. Sau một ngày trì hoãn và nhiều lo lắng, sông Seine cuối cùng đã được tuyên bố đủ an toàn cho cuộc thi ba môn phối hợp và các nội dung nam/nữ đã bắt đầu cách nhau chưa đầy ba giờ, với chất lượng nước và dòng chảy mạnh thu hút nhiều sự chú ý.
"Dòng chảy mạnh trên đường về, điều đó làm cho nó khó hơn", Julie Derron của Thụy Sĩ, người giành huy chương bạc trong cuộc thi ba môn phối hợp nữ, nói.
"Nhưng ngoài điều đó, đó chỉ là nước bình thường", Alex Yee của Vương quốc Anh, nhà vô địch nam, thêm vào. "Tôi không cảm thấy bệnh chút nào. Và tôi khá chắc chắn rằng chúng tôi sẽ có cuộc thi tiếp sức hỗn hợp phía trước. Họ đã làm mọi thứ có thể."
TT | Quốc gia | Tổng | |||
---|---|---|---|---|---|
1 | Mỹ | 40 | 44 | 42 | 126 |
2 | Trung Quốc | 40 | 27 | 24 | 91 |
3 | Nhật Bản | 20 | 12 | 13 | 45 |
4 | Úc | 18 | 19 | 17 | 54 |
5 | … | ||||
35 | Philippines | 2 | 0 | 2 | 4 |
37 | Indonesia | 2 | 0 | 1 | 3 |
44 | Thái Lan | 1 | 3 | 2 | 6 |
80 | Malaysia | 0 | 0 | 2 | 2 |
? | Việt Nam | 0 | 0 | 0 | 0 |