Lộ lý do 'khác thường' khiến VĐV thể dục dụng cụ liên tục té ngã ở Olympic 2024

Ngọc Thanh Ngọc Thanh
Thứ tư, 07/08/2024 22:14 PM (GMT+7)

Tại Olympic Paris 2024, hiện tượng các vận động viên thể dục dụng cụ bị trượt ngã gia tăng đột biến, nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố bất ngờ như thiết bị thi đấu đến bầu không khí thi đấu.

Olympic Paris 2024 đã chứng kiến một hiện tượng bất thường trong môn thể dục dụng cụ: tỷ lệ vận động viên (VĐV) bị trượt ngã hoặc mất thăng bằng tăng cao đột biến. Cụ thể, trong số 16 VĐV thi chung kết xà đơn nam và cầu thăng bằng nữ, có tới 12 người gặp sự cố. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi và đặt ra câu hỏi về nguyên nhân của hiện tượng này.

Một trong những nguyên nhân chính được các VĐV đề cập là bầu không khí thi đấu quá yên tĩnh tại Porte de La Chapelle Arena. Sunisa Lee - VĐV người Mỹ gốc Lào, chia sẻ: "Chúng tôi đều cảm thấy căng thẳng trong phòng thi, vì khán giả được yêu cầu giữ im lặng".

Simone Biles, ngôi sao thể dục dụng cụ của Mỹ, cũng bày tỏ sự không hài lòng: "Rất kỳ cục và khó xử. Chúng tôi đã yêu cầu thêm chút nhạc hoặc tiếng ồn (nhưng không được)".

1-1723043606.jpg
Các VĐV liên tục té ngã ở bộ môn thể dục dụng cụ tại Olympic 2024. Ảnh: Global News.

Thông thường, các VĐV quen với việc thi đấu trong môi trường ồn ào và sôi động. Họ thậm chí còn luyện tập với âm nhạc và tiếng ồn xung quanh để mô phỏng bầu không khí thi đấu. Sự yên tĩnh bất thường tại Paris đã khiến nhiều VĐV cảm thấy bối rối và lo lắng, ảnh hưởng đến phần trình diễn của họ.

Văn hóa cổ vũ của Pháp, nơi khán giả thường giữ im lặng trong lúc VĐV thi và chỉ hô vang sau khi thí sinh kết thúc phần biểu diễn, cũng là một yếu tố gây bất ngờ cho nhiều VĐV. Sự khác biệt này so với những gì họ quen thuộc có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và phong độ của các VĐV.

Một yếu tố khác góp phần vào tình trạng này là việc sử dụng thiết bị thi đấu mới. Theo các chuyên gia trên kênh truyền hình NBC của Mỹ, thiết bị thể dục dụng cụ tại Olympic 2024 được một công ty Bỉ cung cấp miễn phí cho ban tổ chức. Tuy nhiên, những thiết bị này có một số khác biệt so với những dụng cụ quen thuộc của các VĐV.

3-1723043606.jpg
Tin Srbic đã bị ngã trong trận chung kết xà đơn nam môn thể dục dụng cụ vào ngày 5/8/2024. Ảnh: Getty.

Đối với cầu thăng bằng nữ, hai cạnh dài trên mặt cầu được làm tròn hơn so với thông thường. Mặc dù điều này giúp giảm nguy cơ chấn thương nặng khi VĐV ngã vào mép cầu, nhưng nó cũng làm giảm diện tích mặt cầu, khiến những VĐV có thói quen đặt chân xuống mép cầu dễ bị ngã hơn.

Về xà đơn nam, cựu vô địch thế giới Beth Tweddle nhận xét trên BBC rằng chỉ cần các dây cố định xà bị lắp quá căng cũng có thể khiến xà cứng hơn, giảm tính đàn hồi và làm tăng nguy cơ VĐV bị ngã. Tim Srbic - á quân Olympic Tokyo, cũng nhận xét rằng thanh xà mềm hơn một chút so với thiết bị anh tập luyện trong những tuần trước thềm Olympic 2024.

2-1723043606.jpg
Sunisa Lee ngã trên xà trong trận chung kết xà thăng bằng nữ. Ảnh: AP.

Ngoài những yếu tố khách quan, áp lực tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng. Sunisa Lee thừa nhận rằng cô cảm thấy áp lực vì đây là ngày cuối cùng của các nội dung thể dục dụng cụ nữ. Sự mệt mỏi tích lũy sau nhiều ngày thi đấu liên tiếp cũng có thể là một nguyên nhân khiến các VĐV dễ mắc sai sót hơn.

Một lý do khác, cách thức thi đấu ở vòng chung kết cũng góp phần tạo ra áp lực với các VĐV. Chỉ có một VĐV thi đấu tại một thời điểm, thay vì nhiều VĐV thi đấu ở các phần khác nhau của sàn đấu như trong các vòng trước. Điều này khiến các VĐV cảm thấy mọi ánh mắt đều tập trung vào họ, tăng thêm áp lực tâm lý.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, môn thể dục dụng cụ nghệ thuật tại Olympic Paris 2024 đã diễn ra thành công từ ngày 27/7 đến 5/8. Tổng cộng 14 bộ huy chương đã được trao trong suốt thời gian diễn ra môn thi. Đáng chú ý, đội tuyển Mỹ đã thể hiện phong độ xuất sắc, dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương với thành tích ấn tượng: ba huy chương vàng, một huy chương bạc và sáu huy chương đồng.

Theo dõi Thethao247 trên
Bảng tổng sắp
huy chương Olympic 2024
TT Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng
1 Mỹ 40 44 42 126
2 Trung Quốc 40 27 24 91
3 Nhật Bản 20 12 13 45
4 Úc 18 19 17 54
5      
35 Philippines 2 0 2 4
37 Indonesia 2 0 1 3
44 Thái Lan 1 3 2 6
80 Malaysia 0 0 2 2
? Việt Nam 0 0 0 0
Tin liên quan